BLOG

Trà đạo - Nét văn hóa độc đáo của người Nhật Bản

Trà đạo – Triết lý của người Nhật
 


Người ta cho rằng thói quen uống trà ở Nhật Bản được du nhập từ Trung Quốc sau khi thiền sư Eisai đưa trà từ Trung Quốc về vào cuối thế kỷ 12. Trà đạo ngày càng phát triển với vai trò là một trong những phương pháp thực hành Thiền định và ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật đời thường ở Nhật Bản bao gồm kiến ​​trúc, làm vườn, vẽ, ẩm thực, cắm hoa, thư pháp...

Mục đích của trà đạo 


Bạn biết không, nghi thức trà đạo tạo ra một không khí giao tiếp thoải mái giữa chủ nhà và khách của mình. Đó là một nghi thức pha trà (temae) kết hợp nhiều khía cạnh văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản. Mục đích tối thượng của trà đạo là đạt được cảm giác thỏa mãn thiêng liêng, sâu sắc thông qua việc uống trà và sự tĩnh tâm.

Ở một mức độ khác, trà đạo Nhật Bản chỉ đơn giản là một hình thức thư giãn, khách được mời uống trà trong một căn phòng thoải mái. Tình bạn giữa chủ và khách trở nên khăng khít hơn trong lễ trà đạo nếu chủ nhà tự mình pha và dâng trà cho khách.

 


Ý nghĩa Hòa, Kính, Thanh, Tịch

Hòa, Kính, Thanh, Tịch (和 - 敬 - 清 - 寂) là bốn nguyên tắc cơ bản của trà đạo. Đó là con đường mà khi đi hết sẽ đến nơi có "trà vừa ngon vừa không ngon". Trong đó,  

Hòa (wa) là hài hòa: Chủ nhà sẽ cố gắng mang bản chất hòa hợp với tự nhiên này vào trà thất và khu vườn xung quanh (trà viên). Đồng thời sử dụng các dụng cụ phải hòa hợp với nhau từ màu sắc cho tới ý nghĩa.

Kính (kei) là kính trọng: Khách phải tôn trọng mọi thứ, mọi vấn đề mà không phân biệt địa vị, giai cấp trong cuộc sống.

Có một điều đặc biệt, khách khi đến nhà phải chui vào trà thất thông qua một lối nhỏ gọi là nijiriguchi (lối trườn vào). Trong thất, tất cả khách sẽ quỳ xuống và khấu đầu trước những câu liễn treo trên tường, sau đó ngồi cạnh nhau trong tư thế chính tọa (ngồi quỳ) trên nệm tatami. Sự kính trọng cũng được thể hiện bằng cách cầm quan sát chén trà và các vật thể khác một cách cẩn thận.

 


Thanh (sei) là thanh khiết: Một khi bước vào trà thất, mọi người phải bỏ lại sau lung tất cả những suy nghĩ và lo toan của cuộc sống hàng ngày. Trà thất là một thế giới khác, nơi người ta có thể sống chậm lại, tận hưởng sự hiện diện của người thân và bạn bè.

Sự thanh khiết còn được thể hiện qua các hành động thanh tẩy các trà cụ của chủ nhà. Một trà sư đúng nghĩa không thực hiện nghi thức trà đạo theo trí nhớ mà là từ sự thanh khiết của con tim.

Tịch (jaku) là tĩnh lặng: Chỉ sau khi lĩnh hội được ba triết lý đầu (hòa hợp, kính trọng và thanh khiết) thì sau cùng mới cảm nhận được sự tĩnh lặng. Đây là một trong những lời dạy của trà sư Sen-no-Rikyu.

Thật tuyệt vời phải không, hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp chúng ta có thêm những kiến thức trong việc tìm hiểu nét văn hóa của đất nước và con người của xứ sở hoa anh đào nhé.

Nguồn - Sưu Tầm

Sản phẩm trà sâm dứa

  • Trà Sâm Dứa Lâm Đồng

    Trà Sâm Dứa Lâm Đồng 70G

    12.000đ/Gói

  • Trà sâm dứa Ngọc Quang

    Trà sâm dứa Ngọc Quang 350G

    40.000đ/Gói

  • TRÀ HƯƠNG ĐÀO NGỌC QUANG

    TRÀ HƯƠNG ĐÀO NGỌC QUANG 300G

    40.000đ/Gói

  • Trà sâm dứa Ngọc Quang

    Trà sâm dứa Ngọc Quang 70G

    12.000đ/Gói

trasamdua.com

X